Tiết kiệm tiền hiệu quả bằng nguyên tắc tiết kiệm chủ động

Tiết kiệm tiền hiệu quả bằng cách gì? – câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đạt mục tiêu tài chính cá nhân. Cùng Độc Lập Tài Chính trả lời câu hỏi trên và khám phá nguyên tắc tiết kiệm chủ động các bạn nhé.

Bắt đầu nào!

tiet-kiem-tien-hieu-qua-anh-01

“Kiếm tiền thì khó chứ tiêu tiền thì dễ”, tôi nghĩ câu này ứng với suy nghĩ của nhiều bạn trẻ ngày nay.

Đã qua rồi cái thời chắt chiu từng đồng bạc vì nghèo khó của thế hệ ông cha, cái nghèo khiến ai ai cũng phải đắn đo khi chi tiền cho những thứ không thiết yếu. Hàng hiệu, du lịch nước ngoài là những điều “xa xỉ” vào thời đó.

Ấy vậy mà thế hệ trẻ ngày nay tài thật, kiếm được 10 đồng tiêu hết cả 10, lại có những người kiếm 10 đồng mà tiêu tận 11 bằng việc nợ tín dụng. Không phải vì họ không hiểu sự vất vả khi kiếm tiền, mà trong một xã hội đề cao cái tôi qua vật chất và vẻ hào nhoáng bề ngoài thì khó có thể cưỡng lại được những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền.

Tiêu xài hoang phí là vậy, rồi khi nhìn lại ai cũng hỏi tại sao mãi mà mình vẫn không đạt được mục tiêu độc lập tài chính?

Trước khi nghĩ tới mục tiêu tài chính, chúng ta cần học cách tiết kiệm tiền hiệu quả.

Tiết kiệm tiền hiệu quả bằng phương pháp tiết kiệm chủ động

tiet-kiem-tien-hieu-qua-anh-02

Ai rồi cũng từng sai lầm trong việc sử dụng tiền.

Đa số mọi người sau khi nhận lương tháng hoặc một khoản thu nhập sẽ thích thứ gì là mua thứ đó, miễn trong khả năng chi trả.

Người nào biết tiết kiệm sẽ lập danh sách những món đồ cần mua trong tháng, sau đó loại bớt những thứ tốn kém và không cần thiết để tránh tiêu hết tiền, hy vọng cuối tháng sẽ còn dư một khoản tiền để tiết kiệm.

Tôi từng nghĩ mình khôn ngoan hơn khi lên kế hoạch cho quỹ đầu tư tài chính cá nhân, tìm cách cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết trong tháng và đưa tiền vào quỹ đầu tư đến khi đạt định mức hàng tháng đã đề ra. Nghe có vẻ đúng, nhưng…

Cho đến khi tôi biết rằng: người quản trị tài chính cá nhân tốt phải biết tiết kiệm tiền hiệu quả bằng phương pháp tiết kiệm chủ động. Đây là nguyên tắc cần phải thực hiện đầu tiên trước khi sử dụng tiền.

Tức là sau khi nhận lương (hoặc một khoản thu nhập), và trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm hay chi tiền vào bất cứ việc gì khác, bạn hãy lập tức trích ngay một phần thu nhập để tiết kiệm.

Áp dụng vào trường hợp của tôi, ngay khi có thu nhập tôi nên trích ngay 5-15% để đưa vào quỹ đầu tư tài chính cá nhân, số tiền còn lại mới phân bổ vào các quỹ khác như: quỹ nhu cầu thiết yếu, quỹ giáo dục, quỹ giao tiếp, quỹ giải trí, v.v. Đây là phương pháp tiết kiệm theo quy tắc 6 chiếc lọ.

[su_note note_color=”#FFFF66″ text_color=”#333333″ radius=”10″ class=”” id=””]Tìm hiểu thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền để bạn nhanh chóng mua được căn nhà đầu tiên[/su_note]

Sau khi phân bổ tiền vào các quỹ, tôi chỉ cho phép bản thân chi tiêu giới hạn trong từng quỹ. Ví dụ như quỹ giải trí có 2 triệu, tôi chỉ được dành 2 triệu để phục vụ cho mục đích giải trí, có thể tiêu ít hơn nhưng không được nhiều hơn, và hạn chế tiêu hết tiền trong quỹ.

Đối với những quỹ quan trọng như: nhu cầu thiết yếu, giáo dục, sức khỏe thì tôi có thể chi tiêu vượt quá số tiền trong quỹ khi xảy ra vấn đề cấp thiết. Khi đó, số tiền từ quỹ giao tiếp, giải trí (các quỹ ít quan trọng hơn) sẽ được bù đắp sang.

Đối với quỹ đầu tư tài chính, các bạn tuyệt đối không lấy tiền để chi tiêu, trừ trường hợp bất khả kháng. Đây là quỹ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tài chính của các bạn trong tương lai.

Nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm…

Nếu như không có kỷ luật tài chính tốt, số tiền đó có thể sẽ nhanh chóng được bạn sử dụng vào việc khác với vô vàn lý do như:

  • Tôi không nhớ rằng mình đã để dành khoản này cho việc tiết kiệm.
  • Tháng trước tôi tiêu tiền quá tay, đành phải dùng tiền tiết kiệm để chi tiêu bù cho những tháng sắp tới.
  • Cứ lấy ra tiêu tạm đã, sau này có thì bù lại sau cũng được mà.

Để thực hiện tiết kiệm chủ động và tạo nó thành thói quen tốt, bạn phải nhận thức đúng đắn về tiết kiệm, đưa bản thân vào kỷ luật tài chính.

Lấy đâu ra tiền để tiết kiệm tiền hiệu quả?

Sẽ có những bạn đưa ra lý do hàng tháng đã chi tiêu cạn ví lắm rồi, tiền đâu mà để dành 5-15%. Tôi cho rằng bạn cần xem xét lại hai vấn đề:

Bạn đang sống với mức sống tối thiểu?

tiet-kiem-tien-hieu-qua-anh-03

Mức sống tối thiểu, tức là sau khi thanh toán tiền cho sinh hoạt thiết yếu như ở, ăn uống, di chuyển với tiêu chí thấp mà bạn vẫn không còn đồng nào để tiết kiệm.

Còn những bạn sáng uống café quán đều đặn, tối đi nhậu và cuối tuần đi shopping, chứng tỏ bạn vẫn còn “dư địa” để tiết kiệm tiền hiệu quả. Những khoản chi tiêu đó, ví dụ chiếm 5-15% tổng thu nhập hàng tháng, hãy thực hiện tiết kiệm chủ động bằng cách cất ngay 5-15% sau khi nhận được tiền, và phải chấp nhận cắt giảm những khoản chi tiêu thừa thãi.

Đối với người mới bắt đầu đi làm chưa được bao lâu, việc tiết kiệm sẽ trở nên nan giải hơn vì họ có nhiều khoản phải chi như các loại hóa đơn thiết yếu, trong khi mức lương chưa đủ để thanh toán được hết mà vẫn còn dư để tiết kiệm.

Chính vì tâm lý sợ không đủ đã hình thành nên thói quen chi tiêu trước, sau đó mới chừa lại phần tiết kiệm.

Vậy hãy làm ngược lại, trích thu nhập ra một phần để tiết kiệm trước rồi ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau: hóa đơn cần thiết như tiền nhà, tiền điện nước; chi tiêu thiết yếu cho sinh hoạt và ăn uống; sau cùng là chi tiêu cho sở thích và giải trí.

Khi đưa bản thân vào thế “chỉ được tiêu trong một số tiền cố định”, bạn sẽ tiết chế trong chi tiêu và loại bỏ các khoản chi không cần thiết.

Bạn có đang kiếm tiền với 100% khả năng?

tiet-kiem-tien-hieu-qua-anh-04

Quay trở lại câu chuyện những bạn sống với mức sống tối thiểu mà vẫn không còn đồng nào để tiết kiệm. Tôi nghĩ rằng những bạn đó chưa gắng hết sức để gia tăng thu nhập của bản thân.

Hoặc những ai không muốn cắt bất cứ khoản chi tiêu nào của mình, thì hãy gắng kiếm thêm 5-15% đó, bằng cách làm việc thông minh hơn, chăm chỉ hơn.

Liệu công việc bạn đang làm có trả đồng lương xứng đáng với công sức bạn bỏ ra hay không? Nếu không, hãy chuyển việc. Quyết định đó có thể khó khăn lúc đầu nhưng sẽ đem lại những cơ hội mới.

Còn nếu bạn vẫn muốn giữ công việc hiện tại, vậy hãy kiếm thêm tiền từ những việc làm thêm khác. Thời đại công nghệ 4.0 luôn đem đến nhiều cách kiếm tiền. Quan trọng là bản thân có nỗ lực hay không.

Kiếm tiền với 100% khả năng của bản thân là tiền đề giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả.

Tiết kiệm khi nào và bao nhiêu là đủ?

Việc tiết kiệm cần làm ngay, không nên trì hoàn thêm bất cứ phút giây nào nữa!

Tiết kiệm càng sớm thì sẽ càng có nhiều tiền, bạn càng dễ chia khoản tiết kiệm của mình thành nhiều phần: ngân sách để đầu tư, ngân sách để ứng phó với các tình huống khẩn cấp,…

Hãy biến việc tiết kiệm trở thành tự động. Ví dụ, hãy chuyển ngay một phần lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm sau khi nhận lương hàng tháng. Nó sẽ trở thành thói quen, dần dần bạn sẽ mất đi cảm giác hao hụt tiền mỗi khi lương về.

Vậy tiết kiệm bao nhiêu là vừa đủ?

Khi mới bắt đầu hình thành thói quen, tiết kiệm 1% thu nhập của bạn cũng không vấn đề gì. Đừng cho rằng 1% chẳng đáng là bao, tích tiểu thành đại phải không nào?

Để đưa thói quen tiết kiệm vào kỷ luật, bạn hãy nâng dần lên mức 5%, 10%, 15%. Song song với thói quen tiết kiệm là thói quen cắt giảm chi tiêu.

Mức 15% là mức tiết kiệm khá ổn đối. Và đối với những ai nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tài chính cá nhân, tôi cho rằng mức tiết kiệm trên 20% sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn tới mục tiêu tự do tài chính.

Tiết kiệm tiền hiệu quả bằng phương pháp tiết kiệm chủ động đòi hỏi kỷ luật cao từ bản thân, có thể một vài tháng đầu bạn sẽ thấy gò bó vì chỉ được chi tiêu trong một số tiền cố định. Nhưng tiết kiệm cũng chính là nói với bản thân rằng tương lai, con đường làm giàu của mình quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Đó là động lực to lớn, mang đến cho bạn ý chí đúng đắn trong quản lý tài chính cá nhân.

Số tiền bạn tiết kiệm hàng tháng sẽ trở thành cả một gia tài nếu duy trì thành thói quen và được sử dụng để đầu tư vào những tài sản sinh lời bền vững. Để thực hiện điều đó, bạn không thể thiếu kiến thức bảo vệ tiền và kỹ năng đầu tư thông minh.

[su_note note_color=”#FFFF66″ text_color=”#333333″ radius=”10″ class=”” id=””]Khám phá: Những nguyên nhân khiến bạn lâm vào tình cảnh mất tiền[/su_note]

[su_note note_color=”#FFFF66″ text_color=”#333333″ radius=”10″ class=”” id=””]Đọc thêm: Những kênh đầu tư tài chính an toàn bạn nên tham gia[/su_note]

Hãy tạo thói quen tiết kiệm chủ động ngay sau khi đọc bài viết này bạn nhé!

Loading



3 Bình luận

Trả lời